Phụ huynh chia sẻ về hội thảo “Trẻ em thế giới được học gì”

Cảm ơn cô Giang và các cô trường Bees rất nhiều. Tham dự buổi hội thảo “Trẻ em trên thế giới được học gì” mình không chỉ biết thêm rất nhiều kiến thức về giáo dục trẻ em nói chung mà còn học tập được thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình và tâm huyết của cô Giang với các bé Ong…Buổi hội thảo mang lại cho mình lợi ích lớn hơn kỳ vọng ban đầu rất nhiều.

Tranh thủ chia sẻ với các bạn, đã đang và sẽ làm bố mẹ một số nét chính mà mình rất tâm đắc tại buổi hội thảo “Trẻ em trên thế giới được học gì” của cô Ngô Thanh Giang, sáng lập trường Bees của con mình.

  1. Hãy coi con của mình dù mới sinh ra cũng như một người lớn >< Quan điểm Việt Nam: Con mình dù lớn đến đâu vẫn coi là đứa trẻ. Minh họa: cho con được tiếp xúc với bên ngoài sớm nhất có thể (ở nước ngoài là sau 2 tuần có thể đi chơi Disney land từ 12h trưa đến 9h tối), cho con được lựa chọn món ăn chứ không phải ăn những món bố mẹ chọn, hãy để con được tự mặc áo quần, tự chuẩn bị quần áo khi đi chơi, tóm lại làm những việc con muốn, ….
  2. Hãy cho con được trải nghiệm nhiều nhất có thể, con có thể cùng bố mẹ đi chợ, đi mua sách, đi thư viện, mua quần áo,…và cho con trực tiếp tham gia vào quá trình chọn sách vở, quần áo,….
  3. Xã hội Mỹ: mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể học được 1 điều gì đó từ ở nhà, cửa hàng, thư viện, ….chỗ nào cũng có lớp học hoặc phương tiện kỹ thuật dạy cho trẻ em, trường học luôn chú trọng đến phòng thực hành,… Xã hội ta chưa có được điều này nhưng ko có nghĩa là ta chỉ cho con trong nhà.
  4. Toán học chỉ chiếm khoảng 15% thời lượng học của trẻ em nước ngoài trong khi thời gian học văn học/viết luận/từ vựng chiếm trên 50% vì họ quan niệm là trẻ chỉ cần kiến thức toán vừa đủ, nhưng cần thiết hơn là phải nói chính xác CÁI MÀ CÁC EM MUỐN, LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI NGƯỜI HIỂU ĐÚNG SUY NGHĨ CỦA MÌNH => Lý giải vì sao trẻ em VN rất giỏi toán khi ra học nước ngoài (toán lớp 8 nước ngoài chỉ bằng toán lớp 5 ở VN)
  5. Cái quan trọng là Trẻ em Việt Nam đang thiếu những trò chơi/môn thể thao tập thể để rèn luyện Ý THỨC CỘNG ĐỒNG, tinh thần làm việc nhóm, tinh thần thể thao, ý chí, sự chấp nhận thua/thắng trong thể thao, tóm lại là kỹ năng sống => cần chú trọng bồi đắp hơn các môn cờ vua/vẽ/nhạc (trừ một số trẻ có năng khiếu về các môn này) vì các môn học này chủ yếu mang tính cá nhân
    Ý cuối cùng là Mẹ cho con tình yêu thương, cha cho con sự mạnh mẽ, tư duy logic => người bố phải xác định đúng vai trò của mình, sẵn lòng chia sẻ với vợ công việc nhà, thống nhất quan điểm giáo dục con cái.

Sáng nay đã viết vào tờ chương trình học tuần 5 tháng 5 của con là dù bố mẹ đều cố gắng nhưng ko thể bắt được bạn nhện thì may sao lúc con đi học, bố thấy bạn nhện ở cầu thang khu tập thể, đã tóm ngay bạn nhện cho vào hộp giấy để con mang đến lớp. Cả nhà cùng vui.


Hôm qua con Đức Minh đi học về kể chuyện sáng các con đi công viên bắt kiến, con bắt được mỗi một con. Sau đó mới xem bạn nhện. Xong rồi cô giáo thả bạn nhện đi để bạn xây nhà. Các bạn muỗi vướng vào nhà của bạn nhện sẽ bị chết. Con yêu các bạn nhện vì các bạn nhện bắt các bạn muỗi hay đốt con làm con bị ngứa.
Không biết con kể có đúng không nữa ah.

Ngày 29/05/2013:
Sáng nay nhớ ra thêm vài vấn đề khác mà cô Giang có nhắc tới trong buổi hội thảo là

  1. Hãy gọi đúng tên của sự vật/vấn đề; không tránh né (nhất là trong vấn đề giáo dục giới tính với con cái). Minh họa: con trai mình dạo này tắm ko cho mẹ cọ vào chim, bẹn và cả nách nữa. Con bảo cô giáo dặn con tự cọ, không cho người khác chạm vào.
  2. Hãy bồi dưỡng tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp cho bản thân và cho con.
    Minh họa: Hãy ngủ trên một cái giường đẹp, bộ chăn ga gối êm ái, ăn/uống bằng những chiếc bát đũa/cốc đẹp, trình bày món ăn ngon mắt,…
    Đừng chờ khi có khách tới mới lôi bộ bát đũa đẹp ra ăn…Người Việt mình hay thế.
    Lúc nào mình nhớ thêm điều gì bổ ích lại viết tiếp.

ĐĂNG KÍ NHẬN TIN

Các bài viết từ chuyên gia, sự kiện sắp diễn ra, kiến thức làm cha mẹ...